SO SÁNH GIỮA HOUSE BILL VÀ MASTER BILL?
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018
Vận đơn đường biển tên tiếng anh là Bill of lading, hay còn gọi ngắn gọn là Bill, B/L là một loại chứng từ trong Logistics chuyên chở bằng đường biển, do hãng tàu chuyên chở cho shipper khi đã nhận được hàng, hoặc do người đại diện (carrier) phát hành sau khi đã xếp hàng lên tàu.
Hiện nay có 2 loại Bill đó là Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) được phát hành cấp cho Shiper (Người gửi hàng), điều này dễ gây nhầm lẫn, khó phân biệt cho bạn đọc khi các bạn chưa nắm rõ được thế nào là MBL và HBL. Hôm nay mình sẽ tổng hợp lại cách phân biệt 2 loại BILL này để mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của 2 loại Bill:
Master Bill : là loại bill do hãng tàu ( người sở hữu tàu ) phát hành cho Người gửi hàng (Shiper) có nghĩa là shipper đứng tên trực tiếp trên bill và có thể hiện logo của hãng tàu. Có 2 trường hợp:
+ Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ với hãng tàu để gửi hàng, lúc này hãng tàu sẽ phát hành một loại bill gọi là Master Bill (MBL). Lúc này Shipper đứng tên chủ hàng, consignee là tên người mua hàng thực thụ và trên Bill có logo của hãng tàu
+ Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước sở tại
House Bill : Là loại bill do công ty Forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là công ty forwarder và consignee là người mua hàng.
Sau khi shipper nhận được MBL hoặc HBL gốc sẽ báo cho consignee để nhận hàng. Đó là trên lý thuyết, còn thường thì shipper sẽ đổi bill gốc lấy surrender bill để telex release qua cho consignee cho tiện.
Một số điểm khác nhau giữa MBL và HBL
HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.
Tuy nhiên HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đỗi với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder mà thôi vì vậy khi xảy ra rủi ro người gửi hàng không thể đem house bill đến hãng tàu để đòi quyền lợi của mình được
MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)
MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận.
Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận.
Thông qua tài liệu này sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về MBL và HBL và không bị nhầm lẫn giữa 2 loại bill này.
All comments [ 0 ]
Your comments